NGÀNH KHAI THÁC ĐÁ – Những triển vọng tích cực

NGÀNH KHAI THÁC ĐÁ – NHỮNG TRIỂN VỌNG TÍCH CỰC

Trong báo cáo này, PHFM nghiên cứu các công ty khai thác đá trong ngành vật liệu xây dựng. Lợi thế cạnh tranh của họ là giấy phép khai thác, một loại tài sản vô hình có giá trị ngăn cản thành viên mới gia nhập ngành. Các công ty trong lĩnh vực này có lợi thế nằm gần các dự án đã, đang và sắp triển khai, có vị thế tăng trưởng và lợi nhuận bền vững trong thị trường vật liệu xây dựng.

 

  1. Chuỗi giá trị ngành khai thác đá

Một ngành công nghiệp có chuỗi giá trị đơn giản

Ngành khai thác đá tại Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp như xây dựng, xi măng và hạ tầng giao thông.

Chuỗi giá trị bao gồm các giai đoạn chính: thăm dò, khai thác, chế biến, và phân phối. Quá trình thăm dò và khai thác yêu cầu được sự chấp thuận của chính quyền về thời gian và trữ lượng khai thác. Quá trình chế biến khá đơn giản, bao gồm các bước nghiền và sàn lọc đá. Quá trình phân phối bị ảnh hưởng nhiều bởi vị trí mỏ đá, khi chi phí vận chuyển cao làm giảm tính cạnh tranh.

 

  1. Tổng quan ngành

Nguồn cung tập trung ở một số khu vực

Ngành đá xây dựng là ngành có tính chuyên môn hóa cao và tập trung: Khu vực Đông Nam Bộ có 7 tỉnh tham gia khai thác đá là Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh, An Giang và Kiên Giang. Trong đó, Đồng Nai và Bình Dương nắm giữ trữ lượng lớn nhất, chiếm hơn 68% tổng sản lượng khai thác ở miền Nam Việt Nam.

Đồng Nai: Trữ lượng đứng đầu Đông Nam Bộ. Hai khu vực chiếm 82% (145-200 triệu m3) trữ lượng của tỉnh là huyện Vĩnh Cửu và thành phố Biên Hòa.

Bình Dương: Trữ lượng đứng thứ 2 Đông Nam Bộ. Bắc Tân Uyên, Thượng Tân và Tân Mỹ chiếm hơn 60% trữ lượng.

 

 

Nguồn: Bộ Tài Nguyên và Môi trường

 

Vị trí địa lý và giấy phép khai thác là những lợi thế cạnh tranh của ngành

Vị trí địa lý: Vị trí của một mỏ đá rất quan trọng do tác động của nó đến chi phí vận chuyển. Các mỏ xa trung tâm vận chuyển phải chịu chi phí cao hơn để vận chuyển vật liệu nặng, làm giảm biên lợi nhuận. Việc gần các cơ sở hạ tầng quan trọng, chẳng hạn như đường cao tốc hoặc đường sắt, giúp giảm chi phí vận chuyển, cải thiện hiệu quả và đảm bảo giao hàng nhanh hơn, giúp mỏ cạnh tranh hơn trên thị trường.

Trữ lượng: Trữ lượng của một mỏ đá rất quan trọng đối với các công ty vì nó đảm bảo nguồn cung cấp vật liệu ổn định, hỗ trợ lập kế hoạch dài hạn và đảm bảo việc thực hiện các hợp đồng. Trữ lượng lớn mang lại sự ổn định về tài chính, thu hút các nhà đầu tư và giúp giảm thiểu rủi ro, đảm bảo hoạt động và doanh thu ổn định.

Nguồn: PHFM, các công ty trong ngành

 

Thuế và các rủi ro khác đối với chủ sở hữu mỏ

Thuế: Thuế môi trường và thuế khai thác liên quan chiếm khoảng 23% cơ cấu chi phí. Chi phí trong quá trình khai thác chiếm khoảng 55% cơ cấu chi phí và chi phí này khá cố định, các chi phí còn lại bao gồm chi phí bán hàng, quản lý…

Sự phụ thuộc vào đầu tư cơ sở hạ tầng: Tăng trưởng của ngành phụ thuộc hoàn toàn vào sự phát triển của lĩnh vực xây dựng với 70% nhu cầu đá từ đầu tư công và 30% từ dân dụng.

Vị trí: Do đặc điểm của sản phẩm, đá khai thác từ các mỏ chủ yếu được tiêu thụ tại các tỉnh, thành phố lân cận (trong bán kính 30-50 km trở xuống), hạn chế khả năng mở rộng phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp.

 

Phân tích chiến lược cạnh tranh qua mô hình Porter 5 Forces

 

 

  1. Triển vọng ngành

Chi phí nguyên vật liệu – Đá chiếm tỷ lệ lớn trong chi phí xây dựng

Đá được sử dụng trong hầu hết các dự án cơ sở hạ tầng. Khoảng 70% đá dùng cho các dự án cơ sở hạ tầng, trong khi 30% được sử dụng cho các dự án tư nhân.

Đối với việc xây dựng đường bộ hoặc đường cao tốc, chi phí về đá xây dựng thường chiếm từ 30-35% tổng chi phí xây dựng. Sân bay Quốc tế Long Thành cũng đóng vai trò quan trọng đối với các công ty đá trong khu vực khi 1m2 đường băng cần 1m3 đá xây dựng.

 

Các dự án đầu tư công nổi bật khu vực phía Nam và triển vọng ngành

 

Đầu tư tư nhân dự kiến ​​sẽ phục hồi và các tín hiệu kinh tế gần đây cho thấy sản xuất sẽ mở rộng. Trong khi tiêu dùng trong nước năm 2024 đã thoát khỏi mức đáy nhưng vẫn chưa có sự phục hồi đáng kể, vì vậy chúng tôi kỳ vọng nhu cầu sẽ tốt hơn vào năm sau. Lãi suất cho vay thấp và sự phục hồi của thị trường bất động sản cũng sẽ thúc đẩy làn sóng đầu tư tư nhân mới vào năm 2025. Đầu tư công dự kiến ​​sẽ tăng tốc trong thời gian tới khi chính phủ nhấn mạnh vào phát triển cơ sở hạ tầng, phù hợp với việc kết thúc chu kỳ đầu tư công 5 năm hiện tại.

 

KẾT LUẬN

Nhìn chung, theo đánh giá của PHFM, ngành khai thác đá dự kiến sẽ mang tới các cơ hội đầu tư hấp dẫn cho nhà đầu tư do khả năng tạo ra dòng tiền ổn định và các đặc điểm độc quyền của họ như giấy phép và vị trí chiến lược của các mỏ đa. Các đặc điểm này cung cấp một lợi thế cạnh tranh đáng kể, đảm bảo tạo ra doanh thu nhất quán và giảm thiểu cạnh tranh bên ngoài. Hơn nữa, khả năng dự đoán hoạt động của các công ty trong ngành, cùng với sự dễ dàng trong việc dự báo và giám sát hiệu suất của họ, khiến các công ty ngành đá trở thành lựa chọn đáng tin cậy cho các nhà đầu tư tìm kiếm sự tăng trưởng danh mục đầu tư bền vững và ổn định.

 

Trần Minh Trí – Phòng Đầu tư PHFM